CHIA SẺ

Thursday, July 6, 2017

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY CAU ĂN TRẦU

Cây Cau Ăn Trầu là Giống Cây không kén đất, dễ trồng, dễ chăm sóc và ít bị nhiễm sâu bệnh. Tuy nhiên, cây vẫn có khả năng bị sâu bệnh gây hại, để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt thì người trồng cây nên chú ý các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cây.


Cây Giống Cau Ăn Trầu

Các loại sâu bệnh phổ biến trên Cây Cau Ăn Trầu

Cau Ăn Trầu thường bị các loài Bọ Xanh, Bọ Nẹt, Sâu Cuốn Lá, Rầy Mềm, Nhện, Rệp Sáp, Rệp Phấn, Ốc Vảy..tấn công làm giảm sức sống của cây. Bà con nên sử dụng các loại thuốc trừ BVTV chuyên dùng cho Bọ Cánh Cứng hay Rầy Rệp phun phòng trừ.


Các loại sâu bệnh phổ biến trên Cây Cau Ăn Trầu

Cây Cau Ăn Trầu có bộ rễ chùm khá lớn và ưa ẩm, khi mới trồng cần tưới một ngày 2 lần, nếu Bà con để cây bị thiếu nước thì thân bị teo lại ngay cổ bầu trông rất xấu và lá trở nên còi cọc.

Cách phòng trừ sâu bệnh gây hại cho Cây Cau Ăn Trầu

Tăng cường sức đề kháng cho cây là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Cây Cau Ăn Trầu phù hợp nơi đất có độ ẩm cao, đất thịt có cát pha giúp thoát nước tốt, có thể bón thêm phân hữu cơ như phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân xanh rác mục…để tạo độ ẩm thường xuyên cho bộ rễ cây nhanh chóng bén rễ sau khi trồng. Định kỳ 2 tháng một lần Bà con tưới cho cây bằng nước phân chuồng hay phân NPK tổng hợp để thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.


Các phòng trừ sâu bệnh gây hại cho Cây Cau Ăn Trầu

Cây Cau Ăn Trầu cần được trồng ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không nên đặt ở nơi thiếu ánh sáng hay ánh sáng yếu. Nếu phải để trong môi trường nội thất thì cần chọn nơi có ánh sáng hoặc cần mang cây ra phơi nắng hàng tuần, nếu không thì bản lá sẽ mỏng, cây sẽ sinh trưởng yếu và kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và dẫn đến chết cây.

Bà con nên trồng cây ngay sau khi bứng thì Cây Cau mau phục hồi bộ rễ và không bị mất sức, khi bứng cây lưu ý dùng dụng cụ chuyên dùng cắt bộ rễ Cau liền mặt nhằm bảo vệ các mô rễ không bị dập hư.

Cách trừ sâu bệnh: Nếu Bà con thấy Cây Cau Ăn Trầu mắc phải các loại vi khuẩn sâu hại kể trên nên dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng. Ngoài ra, ở những cây trưởng thành, ngọn bị xoắn, có thể bị ấu trùng, côn trùng… ăn, làm tổ ợ bẹ non của ngọn Cau Ăn Trầu. Bà con dùng thuốc Padan 95SP; Bassa 50ND; Para 43SC v.v… (có hướng dẫn liều lượng ở nhãn, bao bì) phun xịt.

CÁCH TRỒNG CÂY CAU ĂN TRẦU CÓ NHIỀU QUẢ

Cây Cau Ăn Trầu là Giống Cây Trồng nhiệt đới với nhiều tác dụng và đem lại giá trị kinh tế cho người trồng. Thông thường Cây Cau từ 5 tuổi sẽ bắt đầu ra hoa, mùa ra hoa tháng 3 rải rác đến tháng 8 và thường chín ở tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cây Cau Ăn Trầu dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng có vụ nhiều quả, vụ ít quả. Bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ chia sẻ với Bà con một số kinh nghiệm chăm sóc để Cau Ăn Trầu cho nhiều quả.


Cây Cau Ăn Trầu là Giống Cây Trồng nhiệt đới

Trồng Cau Ăn Trầu đúng kỹ thuật

Chọn được Giống Cau Ăn Trầu tốt là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định sự phát triển, năng suất và phẩm chất trái Cau. Bà con có thể mua cây giống ở những vườn ươm cây giống hoặc tự ươm giống tại nhà.

Nếu tự ươm tại nhà, Bà con phải chọn cây mẹ tốt, đó là những cây dưới 8 tuổi, có buồng trái to, quả đều và đã bắt đầu chín đỏ. Bà con hái quả xuống, đựng vào bao tải ẩm và cất vào nơi thoáng mát.


Trồng Cau Ăn Trầu đúng kỹ thuật

Lấy những quả này ươm tiếp trong cát ẩm, khoảng 20 ngày sau kiểm tra, quả nào nảy mầm thì đưa ra trồng vào túi bầu. Thành phần các chất trong túi bầu gồm 4 phần đất pha cát và 1 phần phân hoai mục. Đặt mầm hướng lên trên rồi phủ đất. Ta xếp các túi bầu thành luống để tiện chăm sóc. Làm giàn bên trên, khi có mưa ta che cót hoặc nylon. Không nên xếp túi bầu vào nơi cớm nắng để tránh bị nấm phá hại cây con.

Ta chăm sóc tới khi cây cao độ 20-30cm là có thể đưa đi trồng, phải chọn vị trí trồng từ trước để sau này không thể xê dịch được nữa. Ta đào hố và bón lót, Bà con ở phía bắc có kinh nghiệm dùng ốc để bón lót.

Bí quyết chăm sóc Cau Ăn Trầu cho nhiều trái

Cây Cau non sau khi trồng rất cần đến sự chăm sóc của Bà con, vì thế Bà con chú ý giữ đủ độ ẩm cho cây, tưới nước thường xuyên nhất là vào mùa khô. Bà con cũng chú ý ánh sáng và phân bón cần cung cấp đủ cho cây.


Bí quyết chăm sóc Cau Ăn Trầu cho nhiều trái

Với một số Bà con trồng Cau chia sẻ kinh nghiệm, có thể bón lót với phân NPK và đất bùn ao phơi nỏ đập nhỏ là đủ chất dinh dưỡng cho Cây Cau Ăn Trầu. Tính bình quân ra mỗi năm chỉ tốn khoảng kg phân NPK cho một cây, ngoài ra không phải phun thuốc sâu hay thuốc kích thích gì khác.

Cây Cau Ăn Trầu trồng khoảng 5 năm sẽ cho thu quả và tuổi thọ cỡ 40 năm, chi phí đầu tư cho cây giống rất thấp mà hiệu quả kinh tế cao. Mật độ bình quân 4 m2 1 cây. Cây Cau Ăn Trầu trưởng thành Bà con có thể trồng xen với những loại cây khác để tăng thêm thu nhập. Muốn điều tiết cây cho quả vào mùa nào chỉ cần tính thời gian quả phát triển mà xé mẻo ngay từ lúc cây mới nhú ra. Với những buồng để lại cũng cần tỉa bớt những quả kẹ cho đỡ hại cây và lúc thu buồng chỉ còn lại toàn quả đẹp bán làm Cau hỏi rất được giá. 

Đối với những cây ra buồng mà không thoát được mẻo là do thiếu ăn cần bón thêm tro bếp hoặc phân kali. Nếu vẫn không khắc phục được thì trồng cây khác thay thế.

Ngoài ra, Bà con cũng cần chú ý thường xuyên kiểm tra cây định kỳ, kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh, rệp sáp, rệp phấn và rệp vẩy ốc để chúng không có chỗ lưu trú phá hoại cây. Nếu phát hiện Cây Cau Ăn Trầu bị sâu bệnh Bà con có thể dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CAU ĂN TRẦU

Cây Cau Ăn Trầu sau khi trồng khoảng 4-5 năm sẽ bắt đầu cho trái. Mùa ra hoa tháng 3 rải rác đến tháng 8 và thường chín ở tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cây Cau Ăn Trầu không kén đất, ít bị sâu bệnh. Kỹ thuật trồng Cây Cau Ăn Trầu cũng không có gì khó, chỉ đòi hỏi khâu lựa chọn giống và công tác chuẩn bị tốt trước khi trồng.


Giống Cây Cau Ăn Trầu

Nhân Giống Cau Ăn Trầu

Cây Cau Ăn Trầu được nhân giống chủ yếu bằng hạt (quả). Bà con nhà vườn cần chọn những Cây Cau Mẹ khỏe, xanh tốt dưới 8 năm tuổi, khi quả còn nhỏ, bỏ bớt một số chùm đầu, chọn những quả mẩy, đều, để cho chín vàng mới thu hoạch.

Khi thu hoạch chỉ để 3 – 5 ngày, sau đó cắt bỏ phía đầu vỏ quả, tạo điều kiện cho mầm phát triển và đưa vào ủ trong cát sạch để nảy mầm rồi mới cho vào luống ươm. Trong quá trình ủ cần giữ độ ẩm khoảng 70 – 80% và đề phòng kiến, bọ hung cắn phá. Khoảng 20 ngày sau, mở bao nếu thấy đầu cuống quả có nẩy lên một mộng nhỏ màu trắng, to bằng hạt đậu xanh thì nghĩa là cây đã nẩy mầm. Sau khoảng 3 – 4 tháng sau, cây Cau cao 20 – 30cm có thể mang đi trồng nơi cố định.

Do Cau Ăn Trầu là cây vừa có khả năng tự thụ phấn, vừa là cây giao phấn nên khả năng phân ly lớn. Hạt lấy từ Cây Cau Mẹ chưa chắc sau này cây con đã mang những đặc tính của cây mẹ mà chỉ giữ được khoảng 30% đặc tính di truyền của Cây Cau Mẹ.

Theo kinh nghiệm dân gian chỉ dẫn nên chọn Cây Cau Ăn Trầu đã cho thu quả 2 – 3 vụ và quả ở buồng cuối thì tỷ lệ nảy mầm và sức sinh trưởng của cây con sẽ cao hơn.


Nhân Giống Cau Ăn Trầu

Chuẩn bị đất và đào hố trồng

Cây Cau Ăn Trầu lúc nhỏ chịu bóng, khi lớn thì ưa sáng hoàn toàn và thích hợp với những nơi đất ẩm, đất tốt giàu chất dinh dưỡng. Vì thế, Bà con cần lưu ý ví trí trồng Cây Cau phải có điều kiện ánh sáng tốt.

Thời vụ trồng: vào thời điểm cuối thu khi cây giống nảy 2-3 lá mầm, bứng Cau ra vườn trồng để khi sang xuân, gặp mưa dầm, Cau bén rễ. Mỗi cây trồng một hố, hố được đào thành hình vuông rộng 70 cm, sâu 70 cm, khoảng cách các hố 1,7-2m. Mật độ trồng 60-70 cây/sào đảm bảo cây nào hưởng đủ nắng, gió.

Bón phân lót: Cau ưa phân chuồng ủ mục, Bà con có thể bón thêm phân hữu cơ kết hợp bón vôi để phòng sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng Cây Cau Ăn Trầu


Kỹ thuật trồng Cây Cau Ăn Trầu

Trồng Cau Ăn Trầu cũng như trồng những loại cây khác, khi cây giống đủ tuổi xuất vườn, cây khỏe mạnh, xanh tốt, không bị sâu bệnh. Bà con bới một hỗ hình tròn ở chính giữa hình vuông đã đào.

Sau đó đặt Cây Cau con xuống hố và san đất xuống hố, khi thấy đất được ½ cây con thì thôi. Trồng xong tiến hành tưới nước ngay cho cây để đất ẩm cây bén rễ nhanh. Cần tạo hàng rào bảo vệ xung quanh cây con để tránh những loại gia súc, gia cầm hại cây.

Thường xuyên giữ ẩm cho cây bằng cách cung cấp đủ nước, bón phân định kỳ và kiểm tra cây xem có bị nhiễm bệnh hay không là những việc Bà con cần chú ý sau khi trồng cây.

CÂY CAU ĂN TRẦU DÙNG LÀM CÂY CẢNH ĐƯỢC KHÔNG?

Trước kia, người dân trồng Cau Ăn Trầu chủ yếu lấy Quả Cau dùng để thờ cúng, là lễ vật trong cưới xin và các ông bà già thường lấy Quả Cau nhai cho đỏ môi, thơm miệng, chắc răng. Ngày nay, Cây Cau Ăn Trầu còn được trồng như một loại Cây Ngoại Cảnh đẹp để tạo vẻ đẹp cảnh quan, khuôn viên cho ngôi nhà và tạo bóng mát.


Trồng Cau Ăn Trầu chủ yếu lấy Quả Cau dùng để thờ cúng

Ưu điểm khi sử dụng Cây Cau Ăn Trầu làm Cây Ngoại Cảnh

Theo quan niệm “Trước Cau sau Chuối” là một kinh nghiệm để bố trí cảnh quan cho ngôi nhà. Vì thế, từ rất lâu và đến bây giờ Cây Cau Ăn Trầu vẫn là một loại cây làm cảnh rất đẹp. Chúng thường được trồng gần nhà, dọc đường đi lại … để tạo vẻ đẹp cảnh quan, khuôn viên cho ngôi nhà và tạo bóng mát. 


Ưu điểm khi sử dụng Cây Cau Ăn Trầu làm Cây Ngoại Cảnh

Bởi loài cây này có thân mọc thẳng, vừa không ngăn cản nắng sớm và gió mát, ít rụng lá, vừa được dáng vươn cao thẳng đẹp. Cây cho những chùm quả xum xuê, Hoa Cau thơm… Điều này được liên tưởng mang lại sự may mắn cho gia đình. 

Ăn Trầu là loại cây dễ sống nên có thể trồng ở các thời điểm trong năm. Cây Cau dùng trang trí sân vườn nói chung nhanh tạo nên cảnh quan, công tác chăm sóc khá đơn giản.

Mặt khác Cây Cau Ăn Trầu có thời gian sinh trưởng rất lâu nên không cần chi phí trồng thay thế. Ruột Cây Cau làm môi trường sống cho các loài Cây Phong lan sống rất tốt.

TRỒNG CÂY CAU ĂN TRẦU CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Cây Cau Ăn Trầu là loại cây đa tác dụng, trước kia người dân chủ yếu trồng Cây Cau Ăn Trầu để lấy Trái Ăn Trầu, làm lễ vật trong những đám cưới, đám hiếu. Ngày nay, cây còn được các kiến trúc sư sử dụng là Cây Ngoại Cảnh trang trí sân vườn, các công trình đô thị.


Cây Cau Ăn Trầu có tác dung gì

Trồng Cây Cau Ăn Trầu vừa lấy trái vừa làm Cây Trang Trí

Đối với các hộ gia đình ở các làng bản nước ta, dọc từ Bắc và Nam chúng ta đều có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh Cây Cau đang vươn mình trong các vườn nhà, dọc đường đi, cổng ngõ…Cây Cau đã trở thành một nét văn hóa bao đời nay gắn liền với bao thế hệ người Việt.

Trong mỗi gia đình đều có trồng một vài Cây Cau trước sân nhà vừa có trái cho các bà, các mẹ ăn trầu, sử dụng vào những ngày rằm, mùng một thắp hương, sử dụng vào dịp lễ hỏi, ma chay.


Trồng Cây Cau Ăn Trầu vừa lấy trái vừa làm Cây Trang Trí

Cây Cau Ăn Trầu cũng được trồng làm Cây Ngoại Cảnh đẹp bởi cây có tuổi thọ cao, thân thẳng đứng, lá ít khi dụng…hơn nữa thân Cau còn là môi trường sống lý tưởng cho Cây Phong Lan.

Trồng Cây Cau Ăn Trầu để kinh doanh trái

Ngay nay, ở nhiều vùng miền của nước ta đã hình thành những “ Vựa Cau Ăn Trầu”. Cây Cau Ăn Trầu được trồng với quy mô lớn, có nhà chuyên canh.

Cây được trồng và chăm sóc theo những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe để cho trái to đẹp. Vì thế, giá thành những Buồng Cau đẹp sử dụng trong những đám cưới hỏi không hề rẻ.


Trồng Cây Cau Ăn Trầu để kinh doanh trái

Tại một số vùng trồng Cau Ăn Trầu chuyên nghiệp, người dân còn xử lý hoa giúp cây của mình ra hoa, kết trái muộn để không trùng vụ với vụ Cau bình thường và bán với giá cao hơn gấp 2-3 lần. Thị trường xuất khẩu Cau Ăn Trầu vài năm trở lại đây cũng rất khởi sắc, trong đó thị trường Đài Loan, Trung Quốc…là những nơi thường xuyên nhập khẩu Cau sấy khô của nước ta.

Vì thế, nhiều nhà vườn làm giàu nhờ biết trồng Cây Cau Ăn Trầu để kinh doanh. Hơn nữa lại có thể trồng những loại cây bên dưới xen kẽ với Cau để tăng thêm thu nhập.

CÂY CAU ĂN TRẦU TRỒNG ĐƯỢC Ở VÙNG NÀO?

Đi dọc đất nước từ Bắc vào Nam bạn cũng dễ dàng bắt gặp hình bóng của Cây Cau Ăn Trầu. Cây Cau Ăn Trầu là một loại cây làm cảnh rất đẹp thường được trồng gần nhà, dọc đường đi lại … tạo vẻ đẹp cảnh quan, khuôn viên cho ngôi nhà và tạo bóng mát. Vì thế mà cây được trồng từ nhà ra phố, trước kia nó có mặt mặt hầu hết trong các làng bản Việt Nam, ngày nay nó còn có mặt ở trong các khu biệt thư, sân vườn, công trình đô thị.


Cau Ăn Trầu trồng được ở vùng nào

Cây Cau Ăn Trầu được trồng ở các vùng quê

Cây Cau Ăn Trầu là một loại cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, cây thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai của nhiều vùng miền trong cả nước. Đặc biệt là những nơi đất có độ ẩm, giàu chất dinh dưỡng.


Cây Cau Ăn Trầu được trồng ở các vùng quê

Ở nơi đâu, ta cũng dễ dàng bắt gặp hình bóng của loài cây này. Đặc biệt ở các làng bản ở khu vực phía Bắc nước ta. Do Quả Cau là lễ phẩm không thể thiếu được dùng để thờ cúng, là lễ vật trong cưới xin và các ông bà già thường lấy quả trầu nhai cho đỏ môi, thơm miệng, chắc răng. Nên trong mỗi vườn nhà của người dân vùng thôn quê thường sẽ trồng một vài Cây Cau Ăn Trầu.

Cây Cau Ăn Trầu ra phố

Các nhà kiến trúc sư, kiến trúc đô thị, kiến trúc ngoại cảnh đã rất tinh tế khi đưa Cây Cau Ăn Trái vào danh sách cây trồng đô thị của mình. Bởi Cau Ăn Trầu có thân thẳng, sinh trưởng nhanh, chịu nắng nóng tốt vì thế chúng được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh quan, trồng trước sân vườn, trồng hai bên dọc đường vào nhà.


Cây Cau Ăn Trầu ra phố

Loài cây này có lá xanh quanh năm, thân cây lại là môi trường sống lý tưởng cho các loại phong lan. Vì thế, Cây Cau Ăn Trầu cũng là lựa chọn số một cho các gia đình yêu thích phong lan.

Cây Cau Ăn Trầu lúc nhỏ chịu bóng, khi lớn cây vườn cao ưa sáng hoàn toàn vì thế việc trồng xen cây khác tạo ngoại cảnh rất dễ dàng. Hơn nữa, lá của cây rất lâu mới rụng giúp cho nhà luôn sạch sẽ không tốn công vệ sinh, quét lá như những loại cây khác.

Vì thế, Ngày nay dù là ở quê hay ra phố Cây Cau Ăn Trầu đều có thể được người dân lựa chọn trồng làm Cây Ngoại Cảnh Đẹp.

CÂY CAU ĂN TRẦU CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐÂU

Cây Cau Ăn Trầu, Cau Ta, Cau Ăn Quả có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Cây thường được trồng để lấy Quả Ăn Trầu, vì người già thích nhai trầu cho đỏ môi, thơm miệng, chắc răng. Hơn nữa, Quả Cau còn là lễ vật được người dân sử dụng làm lễ vật trong ngày rằm, mùng một, đám hiếu, đám hỉ.


Cau Ăn Trầu là loại Cây Ăn Quả

Cây Cau Ăn Trầu còn được sử dụng làm Cây Ngoại Cảnh, vì có dáng đẹp, không chiếm nhiều diện tích.

Nguồn gốc Cây Cau Ăn Trầu

Cau Ăn Trầu được trồng tại các quốc gia Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan…chúng được du nhập về Việt Nam và nhiều nước châu Á khác. Trong đó, Người Đài Loan là những người buôn bán và ăn trầu cau nổi tiếng thế giới. Hàng năm, họ nhập khẩu rất nhiều cau từ Sumatra, Malacca, Thái Lan, Việt Nam.


Nguồn gốc Cây Cau Ăn Trầu

Ở nước ta, Trầu Cau là những thứ ngày xưa không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt; là một thứ đầu các lễ nghĩa. Từ các việc hiếu, hỉ…việc gì cũng dùng đến Quả Cau làm trọng “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Tuy rằng ngày nay các phong tục tập quán này mất đi khá nhiều nhưng nó vẫn còn mang ý nghĩa sâu đậm trong văn hóa và văn chương Việt Nam.

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có truyện “ Sự tích Trầu Cau” là một câu chuyện được nhân cách hóa dùng để lý giải nguồn gốc của Cây Cau. Trong ca dao, thi ca hình ảnh Cây Cau cũng xuất hiện. Vì thế, Cây Cau Ăn Trầu đã ăn sâu vào nếp văn hóa của người dân Việt từ bao đời nay.

Phân loại Cây Cau Ăn Trầu

Cây Cau Ăn Trầu có 3 dạng, thông qua chiều cao của các dạng cau này mà chúng được chia thành như sau: Dạng Cây Cau Thông Thường: cây cao (các đốt dài cách nhau 5 – 10cm); phát triển chiều cao rất nhanh (sau 6 -7 năm cao 7 – 8m). Dạng Cây Cau Lùn (các đốt dày sít vào nhau); tốc độ phát triển chiều cao rất chậm (sau 10 – 15 năm cao khoảng 2 – 2,5m). Dạng Cây Cau Cao Trung Bình (Cau Lai): Là cây được lai từ 2 dạng cây trên.


Phân loại Cây Cau Ăn Trầu

Ngày nay, Cau Lùn và Cau Lai được trồng nhiều hơn cả bởi chúng cho năng suất cao hơn và chiều cao cây vừa phải thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch Trái Cau.

Wednesday, July 5, 2017

GIỚI THIỆU VỀ CÂY CAU ĂN TRẦU



Cây Cau Ăn Trầu

Tên phổ thông : Cau Ăn Trầu, Cau Ăn Quả, Cau Ta
Tên khoa học : Areca catechu L
Họ thực vật : Cau dừa – Arecaceae
Nguồn gốc xuất xứ : Đông Nam Á, phía đông Châu Phi
Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp từ Bắc vào Nam

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Cây thuộc thân cột. Khi trưởng thành cây có thể cao hơn 20m, đường kính thân từ 15 – 25 cm. Thân có nhiều đốt và sẹo do bẹ lá khi rụng để lại. Lá thuộc loại lá đơn và dài. Phiến lá lẻ xẻ thùy sâu có hình lông chim. Lá non của Cau Ăn Trầu được gấp thành nếp theo chiều dọc. Lá già vươn dài khoảng 1,5m hoặc hơn. Bẹ lá có dạng mo, mọc bao bọc xung quanh thân. Khi rụng thì bẹ cau để lại sẹo tạo thành những đốt.

Hoa, quả, hạt: Hoa được mọc ra từ nách lá, phân thành nhiều nhánh. Cau Ăn Trầu là loài có khả năng tự thụ phấn, vừa là cây giao phấn nên cây có khả năng phân ly lớn. Quả dạng hạch, có hình trứng và hình trái xoan. Khi non thì quả cau có màu xanh và khi chín chuyển dần sang màu vàng. Cây Cau Ăn Trầu thường cho ra hoa khi được 5 tuổi. Mùa ra hoa vào tháng 3 hàng năm rải rác cho tới tháng 8. Quả thường chín vào tháng 12 cho tới tháng 3 sang năm.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái: 

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp trồng tại những nơi đất ẩm và tơi xốp. Lúc nhỏ chịu bóng râm nhưng khi lớn thì lại thuộc tốp cây ưa ánh sáng.

Thân Cau Ăn Trầu ít bị mối mọt, rất cứng và bền thường được sử dụng để làm lui lợp nhà. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm cột giàn che, ống dẫn nước….Bẹ Cau thường được sử dụng để làm quạt cho mát mỗi khi trời nóng bức, thường được sử dụng để làm vật chống nóng tay hay khi bắc nồi nấu trên bếp hoặc dùng để làm gáo múc nước.

Ruột Cau Ăn Trầu thường được sử dụng để làm môi trường sống cho các loài Phong Lan. Quả dùng để ăn trầu, và dùng cho các dịp lễ cưới…

Cây Cau Ăn Trầu thường được trồng làm cây cảnh đẹp. Cây này có thể trồng trong vườn nhà, hai bên đường dẫn từ cổng (ngõ) vào nhà, trồng làm cây tạo cảnh quan và thẩm mỹ cho các khuôn viên, tạo bóng mát…






Trái Cau Ăn Trầu