CHIA SẺ

Giới thiệu



Cây Cau Ăn Trầu

Tên phổ thông : Cau Ăn TrầuCau Ăn QuảCau Ta
Tên khoa học : Areca catechu L
Họ thực vật : Cau dừa – Arecaceae
Nguồn gốc xuất xứ : Đông Nam Á, phía đông Châu Phi
Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp từ Bắc vào Nam

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Cây thuộc thân cột. Khi trưởng thành cây có thể cao hơn 20m, đường kính thân từ 15 – 25 cm. Thân có nhiều đốt và sẹo do bẹ lá khi rụng để lại. Lá thuộc loại lá đơn và dài. Phiến lá lẻ xẻ thùy sâu có hình lông chim. Lá non của Cau Ăn Trầu được gấp thành nếp theo chiều dọc. Lá già vươn dài khoảng 1,5m hoặc hơn. Bẹ lá có dạng mo, mọc bao bọc xung quanh thân. Khi rụng thì bẹ cau để lại sẹo tạo thành những đốt.

Hoa, quả, hạt: Hoa được mọc ra từ nách lá, phân thành nhiều nhánh. Cau Ăn Trầu là loài có khả năng tự thụ phấn, vừa là cây giao phấn nên cây có khả năng phân ly lớn. Quả dạng hạch, có hình trứng và hình trái xoan. Khi non thì quả cau có màu xanh và khi chín chuyển dần sang màu vàng. Cây Cau Ăn Trầu thường cho ra hoa khi được 5 tuổi. Mùa ra hoa vào tháng 3 hàng năm rải rác cho tới tháng 8. Quả thường chín vào tháng 12 cho tới tháng 3 sang năm.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái: 

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp trồng tại những nơi đất ẩm và tơi xốp. Lúc nhỏ chịu bóng râm nhưng khi lớn thì lại thuộc tốp cây ưa ánh sáng.

Thân Cau Ăn Trầu ít bị mối mọt, rất cứng và bền thường được sử dụng để làm lui lợp nhà. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm cột giàn che, ống dẫn nước….Bẹ Cau thường được sử dụng để làm quạt cho mát mỗi khi trời nóng bức, thường được sử dụng để làm vật chống nóng tay hay khi bắc nồi nấu trên bếp hoặc dùng để làm gáo múc nước.

Ruột Cau Ăn Trầu thường được sử dụng để làm môi trường sống cho các loài Phong Lan. Quả dùng để ăn trầu, và dùng cho các dịp lễ cưới…

Cây Cau Ăn Trầu thường được trồng làm cây cảnh đẹp. Cây này có thể trồng trong vườn nhà, hai bên đường dẫn từ cổng (ngõ) vào nhà, trồng làm cây tạo cảnh quan và thẩm mỹ cho các khuôn viên, tạo bóng mát…






Trái Cau Ăn Trầu